Công việc "cuối cùng" Thảo_luận_Thành_viên:Mongrangvebet

Chào bạn. Sau vụ đồng thuận TCVN, tôi quyết định chuyển công việc này cho bạn: Hãy giúp tôi dịch bài en:Xenon monochloride theo cách của bạn. Sửa đổi thứ 10.000 của tôi sẽ là trang biểu quyết BVCL. Xin cảm ơn. ChemistryExperttrao ☺ 12:02, ngày 20 tháng 6 năm 2021 (UTC)

Ccv2020 Cảm ơn bạn đã tiếp tục ở lại Wikipedia, có lẽ sau này bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc viết lại tên trên Wikipedia tiếng Việt. Nó không hề biến dự án này thành enwiki phiên bản 2, mà chỉ là cập nhật theo xu hướng giáo dục. Thành viên Thuyhung2112 đã cập nhật trang Wikipedia:Tên bài (hóa học), bạn có thể tham khảo.

Bài en:Xenon monochloride có lẽ quá dài và quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành hóa học (Tôi học y nên chỉ được dạy sơ qua về hóa học, không đi vào sâu ngành này), tôi không đủ năng lực để dịch bài này. Để bù lại tôi sẽ dịch en:Amphetamine, một chất gây nghiện thuộc chủ đề Dược Lý - phân môn mà tôi được đào tạo. Mong nhận được nhận xét của bạn. — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 14:37, ngày 20 tháng 6 năm 2021 (UTC)

Cụm từ “enwiki phiên bản 2” tôi đã nghĩ đến từ trước. Hmm… ChemistryExperttrao ☺ 14:50, ngày 20 tháng 6 năm 2021 (UTC)À mà bài Amphetamine đó bạn cải thiện lại à? Có vẻ hơi quá sức cho bạn… ChemistryExperttrao ☺ 14:54, ngày 20 tháng 6 năm 2021 (UTC)Ccv2020 Có lẽ bạn rất mong muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giống như Hồ Chí Minh mong muốn người dân gọi là "tàu lửa" thay vì "hỏa xa". Thực ra thì những người nghĩ ra TCVN, họ cũng đã từng tranh luận sôi nổi, thậm chí mắng nhau về cái gọi là "tây tàu ta lẫn lộn". Nhiều người cũng "chạnh lòng", nhất là người thế hệ xưa đã tốn chất xám để nghĩ ra danh pháp thuần Việt nhất có thể (VD: glucose -> glucôza). Và rồi họ cũng buộc lòng phải đồng thuận hệ thống danh pháp mới phù hợp với xu hướng hội nhập hơn. Nếu viết theo danh pháp cũ, thuốc hydrochlorothiazide sẽ được viết lại là hidroclorothiazua, trông rất kỳ lạ.Một bài viết của bộ GD&ĐT cũng nói về vấn đề này: (1) Hệ thống thuật ngữ hội tụ nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hội nhập và nguyên tắc thực tế, rõ ràng nên được chấp nhận: (2)Tôi hy vọng bạn hiểu ra vấn đề ở đây không phải là "sính ngoại", mà là sự thay đổi tất yếu của thời đại toàn cầu hóa. Dù sao nó cũng tốt cho các độc giả Việt Nam.— Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:13, ngày 20 tháng 6 năm 2021 (UTC)Mongrangvebet: Đúng vậy. Tôi suy nghĩ “Việt hóa vì người đọc”. Việt hóa vì những người muốn tiếp cận khoa học. Việt hóa vì khả năng tiếp thu kiến thức của người đọc. Việt hóa để khoảng cách giữa khoa học và con người gần như là số 0.Nhưng rồi TCVN được áp dụng, tôi bị "sốc nhiệt" mạnh. Có thể tôi cần vừa xếp thể loại cho các bài viết, vừa suy nghĩ thêm… ChemistryExperttrao ☺ 15:20, ngày 20 tháng 6 năm 2021 (UTC)Ccv2020 Phản ứng của bạn không nằm ngoài dự đoán của tôi. Tôi coi phản ứng là điều rất bình thường vì không phải ai cũng đều có chung một góc nhìn giống nhau. Các giáo viên cũng như vậy. Đoạn văn cuối của tài liệu này (1) có ghi: Đội ngũ giáo viên về cơ bản chỉ cần tập huấn bồi dưỡng lại một số kiến thức về Hoá lí và Hoá lí thuyết, kiến thức hoá học hữu cơ và hoá học vô cơ; đặc biệt về thuật ngữ hoá học, chương trình mới sử dụng thuật ngữ hoá học theo danh pháp IUPAC vì vậy GV sẽ có những bỡ ngỡ về việc sử dụng thuật ngữ mới trong thời gian đầu sau sẽ quen. Với thiện ý mong muốn cống hiến của bạn, tôi rất tin tưởng bạn sẽ làm quen nhanh chóng thuật ngữ mới và tiếp tục viết những bài viết Hóa học chất lượng cho Wikipedia. Thân mến! — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:32, ngày 20 tháng 6 năm 2021 (UTC)